Giấy phép PC64

Công ty bảo vệ chuyên nghiệp được phép dùng roi điện

 

bảo vệ phương trời

Nhân viên của các công ty bảo vệ chuyên nghiệp khi làm nhiệm vụ được trang bị các loại công cụ hỗ trợ: gậy cao su, gậy sắt, roi cao su, roi điện.... Nội dung trên được đưa ra tại Thông tư số 45/2009/TT-BCA của Bộ Công an hướng dẫn thi hành quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

Áp dụng đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ bảo vệ con người, bảo vệ tài sản, hàng hóa, bảo vệ công ty, bảo vệ nhà máy, nhà xưởng và an ninh, trật tự,  Thông tư quy định, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ được trang bị các loại công cụ hỗ trợ: gậy cao su, gậy sắt, roi cao su, roi điện. Căn cứ vào số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ và yêu cầu thực tế, doanh nghiệp làm văn bản gửi cơ quan Công an đã cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để đề nghị cấp Giấy phép mua công cụ hỗ trợ, trong đó nêu rõ số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ cần được trang bị.
Thông tư quy định rõ, công cụ hỗ trợ phải được quản lý  tập trung tại doanh nghiệp và chỉ được trang bị cho nhân viên bảo vệ khi đi làm nhiệm vụ. Sau khi làm nhiệm vụ xong, phải giao lại công cụ hỗ trợ cho bộ phận quản lý tại doanh nghiệp.

Nghiêm cấm trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ ngoài mục đích thực hiện nhiệm vụ bảo vệ  theo hợp đồng do Giám đốc doanh nghiệp giao. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định về quản lý, trang bị, sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc nhân viên bảo vệ của doanh nghiệp sử dụng công cụ hỗ trợ để thực hiện các hành vi xâm hại tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người khác thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ còn bị thu hồi Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ 3 tháng, 6 tháng hoặc không thời hạn.

Cũng theo Thông tư, hàng năm, khi có nhu cầu về đào tạo, huấn luyện nhân viên bảo vệ, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải liên hệ với cơ quan Công an, tổ chức được phép đào tạo, huấn luyện nhân viên bảo vệ để có kế hoạch đào tạo, huấn luyện bảo đảm thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Giáo trình, nội dung chương trình đào tạo trước khi đưa vào sử dụng phải được gửi về Tổng cục Cảnh sát (qua Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội) để theo dõi, quản lý. Trường hợp Tổng cục Cảnh sát có ý kiến yêu cầu  sửa đổi, bổ sung nội dung thì phải thực hiện theo yêu cầu của Tổng cục Cảnh sát;  Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp có giá trị sử dụng trên phạm vi cả nước.     

Tất cả các công ty bảo vệ sẽ sử dụng chung một đồng phục.

Giấy chứng nhận nhân viên theo mẫu đã quy định. Theo đó, quần áo của nhân viên bảo vệ sẽ theo 2 mùa xuân hè: quần kiểu âu phục màu xanh đen, ao sơ mi màu xanh da trời. Vào mùa thu đông: quần như trang phục xuân hè; áo ngoài kiểu veston dài tay, cùng màu quần, áo sơ mi dài tay như trang phục mùa hè, cổ đứng, có thắt cà vạt màu xanh đen;

Cùng với trang phục, trong khi làm nhiệm vụ, nhân viên bảo vệ phải đội Mũ cát - két (mũ mềm, có luỡi trai) cùng màu quần, có gắn sao, bao quanh là cành tùng kép bằng kim loại màu trắng liền. Phía dưới ngôi sao có nửa vành bánh xe có chữ: “BẢO VỆ”; vành ngoài ngôi sao màu vàng; Đeo biển hiệu nhân viên bảo vệ và giấy chứng nhận nhân viên bảo vệ.

Đặc biệt, theo thông tư nay, cầu vai áo sẽ là nơi để phân biệt cấp bậc của nhân viên bảo vệ.  Cầu vai của nhân viên 1 vạch bảo vệ có màu cùng màu quần, có vạch ngang bằng nỉ màu vàng, hai cạnh dọc cầu vai có viền lé màu đỏ; đầu nhỏ cầu vai có gắn cúc bằng kim loại màu trắng bạc; chỉ huy cấp đội, 2 vạch; chỉ huy cấp phòng, 3 vạch; Phó chủ tịch Hội đồng quản trị, Phó giám đốc doanh nghiệp, 4 vạch; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc doanh nghiệp, 5 vạch

Bảng Giá Dịch Vụ

Văn Bản Pháp Luật

Scroll